Đăng ký

Bài chi tiết phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu hay nhất- văn 12

2,881 từ Phân tích

Bài phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu chi tiết

       Phân tích nhân vật Tnu trong Rừng Xà Nu giúp người đọc hiểu thêm về Tnú mà Nguyễn Trung Thành đã phác họa và xây dựng nên hình tượng nhân vật độc đáo này. Rừng Xà Nu nói về một con người, đại diện cho nhiều con người với tinh thần kiên cường mạnh mẽ và lòng yêu nước một cách đầy nhiệt thành.

      Hãy cùng tham khảo về bài phân tích chi tiết về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu dưới đây để hiểu hơn về con người Tây Nguyên thông qua cái nhìn của tác giả bạn nhé.

Phân tích nhân vật Tnu trong rừng Xà nu- CungHocVui

Phân tích nhân vật Tnu trong rừng Xà nu- CungHocVui

Mở bài phân tích nhân vật Tnu trong Rừng Xà nu

      Nguyễn Trung Thành, một cây bút tài hoa đã cho ra đời nhiều tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách của ông. Mảnh đất Tây Nguyên lộng gió và hùng vĩ đã gắn kết với cuộc đời của tác giả, để rồi ông vẽ nên bức tranh Tây Nguyên đẹp đẽ với những con người vĩ đại có tinh thần chiến đấu cao cả thông qua tác phẩm “Rừng Xà Nu”. Đây là tác phẩm được viết vào năm 1965, sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, khi những con người dân làng Xô Man một lòng chiến đấu quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Điển hình là nhân vật Tnú, người con đại diện cho dân làng Xô Man với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và một lòng trung thành với Đảng và cách mạng.

Xem thêm:

Soạn rừng xà nu chi tiết, ngắn gọn, đầy đủ ý

Tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn nhất

Thân bài chi tiết

      Ở mảnh đất Tây Nguyên cùng với con người của dân làng Xô Man ấy, đang sinh ra biết bao nhiêu nhân tài, vừa tài giỏi và cũng có lòng yêu nước mãnh liệt. Ai ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước, sự hy sinh nếu Tổ quốc cần và một trái tim luôn trọn vẹn tình yêu thương với dân làng. Chắc chắn rằng, nhân vật nổi bật trong tác phẩm được nói đến ở đây là Tnú, một người con lớn lên từ dân làng Xô Man.

      Nguyễn Trung Thành đã xây dựng một hình tượng nhân vật Tnú với những phẩm chất độc đáo, tính cách trong con người anh được hình thành từ tình yêu của tất cả dân làng Xô Man. Tnú sinh ra đã không nhận được tình yêu của mẹ cha, anh mồ côi, không biết xuất thân của mình là từ đâu. Nhưng may mắn thay, anh được dân làng Xô Man nuôi nấng, bao bọc, yêu thương và giúp đỡ để khi trưởng thành anh được sự ngưỡng mộ và yêu thương đến từ mọi người.

      Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã bộc lộ chính mình, rằng anh rất gan dạ và dũng cảm. Tnú không sợ bất cứ điều gì, từ khi chỉ là một đứa trẻ, anh đã đi nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc, thậm chí còn vào rừng để làm những công việc nguy hiểm như làm liên lạc, băng qua những con suối hiểm trở bằng một tâm hồn gan lì và quyết liệt.

Phân tích nhân vật Tnu chi tiết trong truyện rừng xà nu- CungHocVui

Tnu có tinh thần yêu nước nồng nàn, có lý tưởng với cách mạng

      Ngoài ra, Tnú còn sớm giác ngộ với lý tưởng cách mạng, nên ngay từ nhỏ anh đã trung thành và lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần ham học của Tnú còn thể hiện ở chỗ khi thấy mình học không bằng Mai, trước mặt anh Quyết, Tnú đã lấy đá đập vào đầu mình để thấy rằng sự quyết tâm của mình trong học tập.

      Khi đối đầu với giặc, anh đã chẳng rùng mình và sợ hãi, Tnú dám đương đầu với giặc và nói với một câu đầy sự thách thức: “cộng sản ở đây này”. Anh chẳng chùn bước trước giặc, mà ngược lại tinh thần thép luôn hiện rõ bên trong con người anh một cách sâu sắc. 

      Đến khi Tnú trưởng thành, là lúc anh vượt ngục trở về, anh đã trở thành đại diện để lãnh đạo buôn làng Xô Man trước quân thù. Anh đã cùng với những con người ấy tìm ra hướng giải quyết và hành động để chuẩn bị đối đầu với giặc. Sau đó anh và Mai trở thành vợ chồng và sinh ra một đứa con.

      Không dừng lại ở đó, vợ con anh đã vào tầm ngắm của giặc, họ bị giặc tra tấn và sau đó đã cướp đi mạng sống của vợ con Tnú. Tnú đã xông vào cứu nhưng bị giặc bắt, từ đó anh đã coi đây là mối thù lớn nhất định phải trả. Anh đã không khóc lóc, không đớn đau. Trong anh hình thành nên sự mạnh mẽ, một tinh thần thép vượt qua sự mất mát vì mục tiêu mà hướng đến đó là chắc chắn anh sẽ phải lấy lại công bằng cho vợ con mình.

Xem thêm:

Ý nghĩa hình tượng cây xà nu

Ý nghĩa của câu nói "chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo" trong rừng xà nu

      Sau đó Tnú bị giặc bắt đi, chúng lấy giẻ tẩm nhựa xà nu rất độc hại để đốt mười đầu ngón tay của anh, nhưng trong anh gang tấc anh chẳng thấy sợ hãi và cũng chẳng kêu than lấy một lời. Có thể thấy, ở Tnú luôn toát lên được vẻ đẹp của tinh thần vĩ đại, vì sự giác ngộ Đảng và cách mạng khi còn bé. Từ đó đã hình thành nên một Tnú không bao giờ biết sợ là gì, tinh thần chiến đấu luôn thôi thúc ở trong con người anh để rồi anh đã mang vẻ vang về cho dân làng Xô Man, trả thù được nỗi đau của vợ con mình, mang về cho dân làng sự tự do bình yên. Anh chí là đại diện cho tinh thần phản kháng trước giặc, ý chí chiến đầu, mong muốn sự tự do cho tất cả mọi người và điều đó luôn như một ngọn lửa thắp sáng trong bản thân anh ở một thời gian dài. 

 

Phân tích nhân vật Tnu trong rừng Xà nu- CungHocVui

Thân bài phân tích chi tiết rừng Xà Nu

      Ta có thể thấy, hình ảnh đôi bàn tay Tnú hiện lên thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Trung Thành. Đôi bàn tay ấy đã gắn liền với nắng mưa dãi dầu, gắn liền với tinh thần chiến đấu không bao giờ gục ngã trước giặc. Đôi bàn tay ấy mang bao yêu thương của anh Quyết, của Mai và cả dân làng Xô Man. Đôi bàn tay ấy đã bị thương nhưng không bao giờ sợ hãi vì tình yêu thương và khao khát đem về sự tự do cho dân làng của mình. Đôi bàn tay gan lì đã đem về cho dân làng Xô Man sự bình yên, đôi bàn tay đã siết cổ họng của giặc để trả thù cho tất cả những người mà anh yêu thương.

      Cuộc đời của Tnú đã vẽ nên một bức tranh kỳ vĩ của người anh hùng vĩ đại, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. Tnú là vẻ đẹp của con người Tây Nguyên bất khuất và gan dạ tồn tại trên mảnh đất của những con người đồng lòng bảo vệ nhau, bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của quân thù. 

Kết bài phân tích nhân vật Tnu trong Rừng Xà Nu

      Tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành là khúc sử thi bi tráng và hào hùng của con người Tây Nguyên nói chung và dân làng Xô Man nói riêng. Truyện ngắn đã sử dụng kết cấu truyện lồng truyện với ngôn ngữ hào hùng ngợi ca sự gan dạ của những con người ở dân làng Xô Man. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Nhân vật Tnú đại diện cho những con người:

                                                 “Tuổi 20 ai mà không tiếc

                                                 Ai cũng tiếc thì còn chi Tổ quốc”.

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong rừng xà nu

Ý nghĩa câu nói của cụ Mết trong rừng xà nu

      Trên đây là bài phân tích chi tiết nhân vật Tnu trong rừng Xà nu dựa theo dàn ý phân tích chi tiết chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Để tham khảo lại dàn ý, bạn hãy truy cập tại đây. Hy vọng với dàn ý và bài phân tích chi tiết sẽ giúp bạn nâng cao khả năng làm bài, hiểu hơn về tác phẩm.


 

shoppe